Cài đặt Google Analytic bằng Google Tag Manager 2

[Update:2020] Sử dụng Google Tag Manager để chạy mã Google Analytics

Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách mình cài đặt Google Analytics bằng Google Tag Manager. Việc này sẽ giúp website của bạn “sạch sẽ” hơn, thay vì bạn sẽ phải chèn code trực tiếp vào giao diện, hoặc cài đặt thêm Plugin, thì mọi thứ bạn cần làm chỉ là quản lý các thẻ một cách trực quan trong Workspace của Google Tag Manager.

À, nhắc đến việc chèn code vào giao diện mình mới nhớ, cách đây khoảng 3 năm, mình có cài một mớ code vào giao diện WordPress từ Google Analytics đến các Tracking Script theo dõi hành vi người dùng…v.v. Cho đến một ngày đẹp trời mình ấn Update giao diện (phải công nhận quả này ngu và thơ ngây) thế là bay sạch code, mà không nhận ra ngay cho đến khi vào Google Analytics thấy mọi thứ đều tụt mới tá hoả :))

Báo cáo Google Analytics không có lượt truy cập
Bỗng một ngày thấy Analytics về “mo” thì có thể nguyên nhân là do code GA không chạy nhé 😀

Về sự hữu ích của Google Tag Manager thì mình không nhắc lại nhiều nữa. Bắt tay vào làm thôi nào!

Bước 1: Tạo Vùng chứa mới

Tạo vùng chứa mới trong Google Tagmanager
Ấn vào dấu (+) nhé

Bạn điền tên trang web và chọn Nền tảng nhắm mục tiêu là Web, sau đó ấn nút “Tạo”

Tạo vùng chứa và chọn nền tảng nhắm mục tiêu trong Google Tag Manager

Sau đó sẽ xuất hiện một bảng thông báo cung cấp cho bạn đoạn mã để gắn vào thẻ <head><body> của giao diện:

Đoạn mã được google tag manager cung cấp để gắn vào thẻ Head và Body của giao diện wordpress

Kế tiếp vào trang quản trị của WordPress, chọn mục Giao diện -> Sửa giao diện

Chọn Sửa giao diện trong mục Giao diện

Bước 2: Cài đặt Google Tag Manager vào WordPress

Cách 1: Cài đặt trực tiếp vào giao diện

Chú ý: Nhược điểm của phương pháp này là mỗi khi bạn update giao diện, có khả năng file header.php sẽ bị ghi đè. Vì vậy mỗi khi update giao diện bạn hãy check lại đoạn mã Google Tag Manager nhé. Để chắc ăn hơn thì bạn nên sử dụng cách 2 được mình trình bày ở ngay dưới này.

Bạn vào mục Sửa giao diện trong phần Giao diện, chọn sửa file header.php ở danh mục file phía bên phải:

Điền đoạn mã mà GTM đã cung cấp vào ngay sau thẻ <head> và thẻ <body> giống như sau:

Ngay sau thẻ <head>
Ngay sau thẻ <body>

Lưu lại:

Cách 2: Cài đặt Google Tag Manager bằng Plugin

Mình thường sử dụng phương pháp này, vì nó tiện, nhanh gọn. Đồng thời không bị ảnh hưởng mỗi khi update giao diện.

Vào phần cài đặt Plugin -> Cài mới:

Hướng dẫn cài đặt Google Analytics

Google Tag Manager for WordPress vào ô tìm kiếm, cài đặt và kích hoạt Plugin:

Hướng dẫn cài Google Tag Manager for WordPress

Hãy quay lại không gian làm việc của Google Tag Manager để copy Google Tag Manager ID của trang web. Đoạn mã này có dạng GTM-xxxxxxx

Sau khi đã copy đoạn mã trên, bạn hãy vào Cài đặt -> Google Tag Manager

Hướng dẫn cài Google Analytics bằng Google Tag Manager
Sau khi cài đặt và kích hoạt Plugin Google Tag Manager for WordPress, mục Google Tag Manager sẽ xuất hiện trong phần cài đặt

Và cuối cùng dán đoạn mã theo dõi GTM vào mục Google Tag Manager ID:

Cài đặt Google Analytics bằng Google Tag Manager

Nhấn lưu thay đổi là xong.

Kiểm tra bằng Google Tag Assistant

Kiểm tra xem đã cài đặt thành công chưa bằng tiện ích Google Tag Assistant.
Đọc bài Hướng dẫn sử dụng Google Tag Assistant để kiểm tra xem Google Tag Manager đã hoạt động chưa

Vậy là đã cài đặt thành công Google Tagmanager

Bước 3: Cài đặt Google Analytics trong Google Tagmanager

Đầu tiên bạn phải tạo một biến Google Analytics:

Đặt tên dễ nhớ cho biến, ở đây mình đặt là GA-Analyticsecret.com, sau đó click Chọn loại biến để bắt đầu thiết lập:

Chọn Cài đặt Google Analytics

Điền ID theo dõi của Google Analytics, sau đó Lưu lại:

Chọn mục Thẻ, và tạo thẻ mới:

Đặt tên tuỳ chọn, ở đây mình đặt là Google Analytics, click vào Chọn loại thẻ để bắt đầu thiết lập

Chọn Google Analytics: Universal Analytics

Loại theo dõi chọn Lượt xem trang. Chọn Biến đã tạo ở phần trước (GA-Analyticsecret.com). Sau đó click vào Chọn trình kích hoạt để kích hoạt thẻ này:

Chọn All Pages:

Sau khi thêm trình kích hoạt xong ta sẽ được bảng giống như hình sau, nhấn Lưu lại

Nhấn nút Gửi

Sẽ có một bảng thông báo trước khi Xuất bản để bạn có thể ghi chú cũng như đặt tên cho lần phát hành phiên bản này. Sau cùng bạn ấn nút Xuất bản:

Bạn có thể sử dụng Googe Tag Assitant để kiểm tra xem mã Google Analytics đã chạy chưa. Hoặc vào Google Analytics chọn mục Thời gian thực sau đó vào web bằng một tab khác để kiểm tra:

Nếu Google Analytics có ghi nhận lượt xem website thì bạn đã cài đặt thành công rồi nhé. Còn nếu không được bạn có thể kiểm tra lại lần lượt từng bước xem đã làm chính xác chưa hoặc để lại comment dưới bài viết này nhé!

Kết luận

Bằng một số thao tác đơn giản, bạn đã cài đặt Google Analytics bằng Google Tag Manager thành công. Nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Google Analytics thì đừng bỏ qua tuyển tập bài viết tìm hiểu về Google Analytics trên website của mình nhé!

Chúc các bạn thành công!

2 thoughts on “[Update:2020] Sử dụng Google Tag Manager để chạy mã Google Analytics”

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Scroll to Top