Scroll Depth Trigger trong Google Tag Manager (1)

Scroll Depth Trigger trong Google Tag Manager

Scroll Depth Trigger trong Google Tag Manager là một Trình kích hoạt được tích hợp sẵn. Dùng để đo lường giá trị cuộn chuột của người sử dụng.

Tại sao lại sử dụng Scroll Depth Trigger?

Thường được sử dụng để đánh giá nội dung website có hấp dẫn hay không, bằng cách đo lường số lượng người đọc đến phân đoạn nào của trang.

Ví dụ: một trang đơn có 90% người dùng cuộn chuột đến 100% chiều dài trang, thông thường sẽ được đánh giá nội dung có chất lượng tốt hơn so với một trang có 90% người dùng cuộn chuột chỉ được 25%.

Hoặc bạn có số liệu của một trang web, mà phần lớn người dùng chỉ cuộn đến 50% trang web. Thì bạn cần phải đánh giá lại nội dung ở vị trí này. Nội dung có gây nhàm chán không? Hình ảnh không tải được? Thiếu kêu gọi hành động?.v.v.. từ đó đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.

Để sử dụng được Scroll Depth Trigger trong Google Tag Manager, các bạn hãy làm theo những bước sau:

Bước 1: Tạo Trigger Scroll Depth mới

Đo sự kiện cuộn trang trong Google Tag Manager

Chọn loại trình kích hoạt là Chiều sâu cuộn (Scroll Depth):

Đặt tên cho Trigger, ở đây sẽ có vài thông số cần quan tâm như sau:

  • Chiều sâu cuộn dọc: Phần lớn trang web thông thường là sẽ cuộn từ trên xuống dưới, chỉ có một số lượng rất hiếm trang web mới là cuộn ngang.
  • Tỉ lệ phần trăm: bạn có thể chọn thông số tuỳ ý tương ứng với chiều dài của trang web. Tại sao mình lại chọn từ 30 chứ không phải từ 10? Lát nữa mình sẽ giải thích ở phần Kết luận.
  • Chiều sâu cuộn ngang: áp dụng đối với những website trình bày nội dung theo bố cục ngang.
  • Bạn có thể đặt Trigger ở Một số trang nhất định mà bạn muốn theo dõi, hoặc Tất cả các trang.

Mình đặt giống như trong hình đối với trang web có nội dung trình bày theo chiều từ trên xuống, và mình muốn Trigger được kích hoạt ở tất cả các trang.

Bạn nhấn lưu lại, vậy là xong bước tạo Trigger Scroll Depth trong Google Tag Manager.

Bước 2: Bật biến cuộn chuột có sẵn trong Google Tag Manager

Bạn vào tab Biến, chọn Định cấu hình

Chọn tất cả biến trong mục Cuộn

Bước 3: Tạo thẻ Google Analytics Universal

3.1 Giờ chuyển sang tab Thẻ và tạo mới thẻ:

Đặt tên thẻ, như ví dụ trong bài mình đặt là Theo dõi cuộn chuột

  • Chọn loại thẻ là Google Analytics: Universal Analytics
  • Loại theo dõi: Sự kiện
  • Danh mục: Đặt tên dễ phân biệt (Cuộn chuột)
  • Tác vụ: bạn chọn {{Page Path}}, đây là biến trả về đường dẫn của trang người dùng đã xem.
  • Nhãn: {{Scroll Dept Threshold}}, biến này sẽ trả về số phần trăm trang mà người dùng đã cuộn chuột tới. Giá trị phần trăm này chúng ta đã quy định trong phần trên (30,50,75,100). Bạn có thể thêm dấu % vào sau cho kết quả hiển thị dễ nhìn hơn.
  • Truy cập không tương tác: chọn Đúng (True)
  • Cài đặt Google Analytics: Chọn biến lưu giá trị ID của account Google Analytics

Đọc bài Cài đặt Google Analytics qua Google Tag Manager để xem cách tạo biến lưu trữ ID của Google Analytics.

3.2 Chọn trình kích hoạt là Scroll Depth Trigger

Nhấn Thêm.

Sau cùng ta sẽ được một thẻ hoàn chỉnh như thế này:

Bước 4: Kiểm tra

Bật chế độ Xem trước (Preview Mode), bảng thông báo màu cam hiện ra. Bạn hãy mở một tab khác và truy cập vào website, chọn một trang có nội dung đủ dài để kiểm tra xem Thẻ đã hoạt động chưa:

Trong trường hợp khung gỡ lỗi không xuất hiện, bạn hãy thử làm theo hướng dẫn của Google là tải lại trang và bỏ qua nội dung được lưu trong bộ nhớ đệm bằng cách nhấn tổ hợp phím CTR+F5 hoặc CTR+Shift+R trên Windows/Linux hoặc ⌘ + Shift + R trên Mac.

Khi trang web mới đượt load, thẻ Theo dõi cuộn chuột mà chúng ta đã tạo sẽ chưa được kích hoạt, và nằm trong phần Tags Not Fire On This Page

Thử cuộn trang, và thẻ Theo dõi cuộn chuột sẽ được kích hoạt và nhảy lên phần Tags Fired On This Page nếu đủ mức tối thiểu (30%). Mỗi khi bạn cuộn chuột đến một mức tương ứng thì hàm Scroll Depth sẽ được kích hoạt một lần, và chuyền những biến tương ứng tới Google Analytics.

Nhấn vào Scroll Depth, tab Variables để xem chi tiết:

Bạn cũng có thể xem những biến nào đã được truyền vào Data Layer khi mỗi lần hàm gtm.scrollDepth được kích hoạt:

Bước 5: Xuất bản

Nhấn nút Gửi

Nhập Tên phiên bảnGhi chú. Sau đó nhấn nút Xuất bản

Vậy là đã xong!!!

Bạn có thể chờ dữ liệu được cập nhật trên Google Analytics để theo dõi và có những chỉnh sửa cần thiết nếu có nhé.

[Update] Dữ liệu cập nhật trong Google Analytics:

Bạn có thể thấy sự kiện Cuộn chuột đã được ghi nhận. Nhấn vào Nhãn sự kiện để xem chi tiết hơn:

Ta có thể thấy các nhãn ta đã tạo và số lần nó được kích hoạt tương ứng. Như trong hình trên thì có số người sử dụng kéo đến hết chiều dài của trang chiếm 18,52%. Trong khi số người kéo đến 30% chiếm 29,63%.

Nhưng bạn hãy chú ý, đây là những chỉ số trên toàn trang, vì vậy hãy tiến thêm một bước nữa. Chọn Thứ nguyên phụTrang để có được báo cáo chi tiết hơn nhé:

Lúc này ta có thể xem được cụ thể tình hình một trang nào đó cần được “tút tát” lại về nội dung rồi đúng không?

Kết luận

Trong quá trình phân tích trang web, yếu tố cuộn chuột là một trong những yếu tố rất quan trọng. Tất nhiên sẽ có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến kết luận cuối cùng về nội dung, như trường hợp trang rất ngắn, mở ra một cái là đã vừa khít màn hình rồi, thì thậm chí người dùng chưa cần cuộn một chút nào cả Google Tag Manager cũng đã tính là 100%.

Cũng như vậy, với một trang lỡ cỡ, nội dung trang sau khi tải xong đã đạt 50-75% chiều dài trang thì cũng chưa thể đánh giá về nội dung một cách hoàn chỉnh.

Do đó mình hay để số bắt đầu trong dãy % cuộn trang là 30. Bỏ qua một số trường hợp sau khi trang web tải xong đã đạt ngay 20 hay 25% chiều dài nội dung.

Trong những trường hợp như vậy để phân tích website một cách chính xác, các bạn cần phải xem xét kỹ nội dung và cân nhắc những chỉ số khác, như Time Onsite, tỉ lệ click link chẳng hạn.

Sử dụng Scroll Depth Trigger là một trong những cách để đánh giá về sự quan tâm của người dùng tới nội dung website. Bên cạnh đó còn một số cách nữa như sử dụng Script Scroll Depth của Rob Flahert, hay Scroll Tracking recipe của Bounteous. Hoặc kiểm tra hiển thị của phần tử bằng chính CSS và Google Tag Manager.

Chúc các bạn thành công!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Scroll to Top