Update 2020: Đối với những trang web, nền tảng sử dụng tính năng Lazyload Video (như Ladipage chẳng hạn). Bạn sẽ không thể kích hoạt được thẻ tương tác video, do trình điều khiển video trên trang web không tải được Youtube API. Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, đó là tạo thêm một thẻ tải Youtube API (đã được mình bổ sung vào Bước 3 của bài viết này).
Bạn muốn biết liệu Video Youtube được nhúng trên Website, Landing page của bạn có hấp dẫn người xem hay không? Mọi người có cảm thấy thích thú với nội dung của video hay không? Hoặc trang của bạn có quá nhiều video, làm cho quá trình tải trang bị chậm, nhưng cân nhắc mãi không biết nên bỏ video nào?
Đây chính là bài biết giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên. Bằng cách đo lường tương tác của người dùng với Video Youtube được nhúng trên website của bạn, chuyển chúng tới Google Analytics. Từ đó bạn sẽ có những số liệu cụ thể để cân nhắc đến việc sửa đổi, sắp xếp lại nội dung video trên website của bạn.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng theo dõi sự kiện tương tác với video Youtube được nhúng trên website bằng Google Tag Manager, sử dụng Youtube Tracking Recipe.
Bạn chưa biết GTM Recipe là gì? Và cách sử dụng GTM Recipe?
Bước 1: Tải Youtube Tracking Recipe
Tải về Youtube Tracking Recipe, bạn hãy click chuột phải vào liên kết và chọn “Save Link As“, hoặc “Save Target As” và lưu file .JSON vào thư mục trên máy tính.
GTM Recipe này sẽ cung cấp cho chúng ta toàn bộ những hành động tương tác của người dùng với video Youtube được nhúng trên website như:
- Play video
- Tạm dừng
- Phần trăm đã xem (25%, 50%, 75%, 100%)
- Tên video tương ứng (rất hữu ích trong trường hợp bạn có nhiều video trên một trang)
Bước 2: Import file JSON vào Google Tag Manager
Vào phần Quản trị viên, chọn Nhập vùng chứa:

Chọn file JSON đã lưu về máy ở bước 1:

Chọn vùng làm việc tương ứng mà bạn muốn nhập dữ liệu từ file JSON:

Chọn Ghi đè hoặc Hợp nhất (mình có giải thích rất kỹ trong bài viết giới thiệu GTM Recipe là gì)

Chọn Xác nhận để hoàn tất quá trình nhập GTM Recipe.
Bước 3: Thay đổi tên biến Google Analytics ID
3.1 Thay đổi tên biến Google Analytics ID
Sau khi nhập dữ liệu từ file JSON, hãy di chuyển đến phần Thẻ, ở đây chúng ta sẽ thấy một thẻ mới xuất hiện đó là thẻ GA – Event – Video Interaction:

Click vào thẻ để chỉnh sửa ID theo dõi thành Google Analytics ID của bạn:

Xem bài biết sau để biết cách cài đặt Google Analytics thông qua Google Tag Manager và cách tạo biến Google Analytics trong GTM.
3.2 Update: Dành cho những trang web sử dụng Lazyload video (giống như Ladipage).
Bạn cần tạo một thẻ HTML tùy chỉnh mới, đặt tên là Loading Yutube API, với nội dung đoạn mã HTML như sau:
<script src="https://www.youtube.com/iframe_api">
Chọn trình kích hoạt là All Pages.

Lưu lại và tiến hành bước kiểm tra.
Bước 4: Kiểm tra bằng chế độ Preview Mode
Nhấn vào Xem trước, thông báo màu vàng da cam quen thuộc sẽ xuất hiện:

Giờ chúng ta hãy đăng nhập vào trang web bằng một tab khác trên cùng trình duyệt để kiểm tra.
Oke, giờ chúng ta sẽ thấy thẻ GA- Event – Video Interaction đã xuất hiện và nằm trong đống những thẻ chưa được kích hoạt (Tags Not Fired On This Page):

Giờ hãy thử play một video xem nào:

Ta có thể thấy Thẻ GA- Event – Video Interaction đã được kích hoạt, và mỗi lần ta tương tác (tạm dừng, tua, play) video thì thẻ này sẽ đều gửi thông số đến Google Analytics thông qua Data Layer.
Bước 5: Xuất bản
Mọi việc như vậy là ổn, chúng ta hãy Xuất bản và có thể chuyển qua Google Analytics để theo dõi kết quả.

Đăng nhập vào Google Analytics, chọn chế độ Thời gian thực, đi tới Sự kiện. Đồng thời truy cập vào website bằng một tab khác, tương tác với video Youtube được nhúng trên trang. Ta sẽ thấy hành động tương tác với video Youtube đã được ghi nhận và truyền tới Google Analytics như hình dưới:

Giờ hãy nhấn vào danh mục sự kiện (youbute) để đi tới bảng chi tiết hơn:

Khi dữ liệu đạt tới một mốc tương đối lớn, bạn sẽ có đủ dữ kiện để phân tích về nội dung hay cách trình bày, vị trí của Video rồi đúng không?
Kết luận
Sử dụng Youtube Tracking bằng Google Tag Manager giúp chúng ta hoàn toàn có thể biết được những video nào được tương tác nhiều, nội dung video nào thu hút… từ đó đưa ra những chiến lược về nội dung phù hợp với công việc.
Chúc các bạn thành công và nếu cần hỗ trợ hãy comment ở dưới bài viết này nhé!